Hướng dẫn cơ bản về cách tạo một website bằng WordPress

hoc-wordpress-co-ban

Hướng dẫn cơ bản về cách tạo một website bằng WordPress

Đối với người mới học về làm một trang web mà không rành về công nghệ thì thật sự đáng sợ. Nhưng thật ra cũng không quá khó đối với người ham học hỏi và quyết tâm.

Nếu bạn muốn một mình tự học thì trên mạng internet bạn có thể tìm đọc rất nhiều tài liệu và video hướng dẫn. Riêng trên website www.truongvanduc.id.vn tôi sẽ hướng dẫn từng bước cơ bản về cách tạo website WordPress mà không cần học cách viết mã.

Dưới đây là thông tin tổng quan về tất cả các bước trong hướng dẫn này.

  • Tên miền (domain) – cách tìm và đăng ký tên miền miễn phí
  • Hosting – Cách chọn hosting tốt nhất
  • Cách cài đặt WordPress
  • Cài đặt mẫu (Theme) và tùy chỉnh thiết kế trang web của bạn
  • Tạo trang (Page) trong WordPress
  • Tùy chỉnh WordPress với các tiện ích bổ sung và tiện ích mở rộng (Plugin)
  • Tiến xa hơn nữa, xây dựng các trang web với nhiều tính năng hơn (cửa hàng thương mại điện tử, trang web thành viên, bán các khóa học trực tuyến, v.v.).

Để xây dựng một trang web, cần gì?

Bạn sẽ cần ba điều sau đây để bắt đầu trang website của mình.

  • Tên miền (Domain) – đây là tên trang web của bạn, chẳng hạn như truongvanduc.id.vn; google.com
  • Lưu trữ WordPress (Hosting) – đây là nơi lưu trữ các tập tin trang web của bạn.
  • Thời gian và công sức của chính bạn.

Một trang website có giá bao nhiêu?

Câu trả lời cho câu hỏi này thực sự phụ thuộc vào loại trang web bạn đang cố gắng xây dựng. Một trang web cá nhân thông thường có thể có giá thấp nhất là 2.000.000 đồng. Chi phí của một trang web kinh doanh có thể dao động lên đến hàng chục triệu đồng và hơn thế nữa.

Đối với người dùng nên bắt đầu từ quy mô nhỏ và sau đó thêm nhiều tính năng hơn vào trang web của bạn khi doanh nghiệp của bạn phát triển. Bằng cách này, bạn sẽ tiết kiệm được tiền và giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra đồng thời tránh được việc chi tiêu quá mức.

Đối với người học, người mới bắt đầu không cần phải tốn chi phí mua Host và tên miền để tạo một website WordPress mà chúng ta có thể tải wordpress về máy tính của chúng ta để thực hiện (localhost) hoặc chúng ta có thể thực hiện trên các Host miễn phí hoặc mua tên miền miễn phí để trải nghiệm.

10 Web hosting miễn phí dành cho trang web của bạn

Hostinger.

Weebly.

000Webhost.

x10hosting.

Wix.

InfinityFree.

Awardspace.

Freehostia.

Bluehost

Top 10 hosting free

Nền tảng xây dựng trang web nào tốt nhất?

Có rất nhiều công cụ xây dựng trang web có thể giúp bạn thiết lập một trang web. Hiện nay WordPress là nền tảng trang web phổ biến nhất trên thế giới. Nó cung cấp gần 43% tất cả các trang web trên internet. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn sử dụng nó để xây dựng website cho mình. Bản thân tôi cũng đang xây dựng website truongvanduc.id.vn này bằng WordPress.

WordPress là mã nguồn mở miễn phí. Đi kèm với hàng nghìn tiện ích mở rộng và thiết kế trang web dựng sẵn. Nó cực kỳ linh hoạt và hoạt động với hầu hết mọi công cụ và dịch vụ của bên thứ ba dành cho chủ sở hữu trang web.

Làm thế nào để tận dụng tối đa hướng dẫn thiết kế trang web này?

Đây là hướng dẫn từng bước về cách tạo một trang web. Tôi đã chia nó thành các bước khác nhau và sẽ hướng dẫn bạn mọi thứ từ đầu đến cuối. Chỉ cần làm theo hướng dẫn, cuối cùng bạn sẽ có một trang web trông chuyên nghiệp.

Chúc bạn vui vẻ khi tạo trang web WordPress của mình.

Nếu bạn cần trợ giúp, bạn có thể liên hệ với tôi. Tôi sẽ giúp bạn thiết lập trang web cho bạn miễn phí.

Bắt đầu nào.

Đối với người mới bắt đầu, các bạn đừng vội mua host hay tên miền làm chi để tốn phí oan. Khi các bạn đã nắm rõ và hoàn thiện được website ưng ý trên localhost rồi lúc đó các bạn có thể đăng ký host và tên miền để đẩy nó lên internet mà chạy.

Cài đặt localhost trên máy tính với Xampp

Có nhiều cách cài đặt localhost trên máy tính: như dùng Xampp, Laragon… Tuy nhiên, trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách cài đặt localhost dùng Xampp. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn dùng Laragon ở bài khác nhé. Bài này do trước đây mình có đăng trên Googlesite nên các bạn vui lòng vào link này đây  để đọc hướng dân cụ thể nhé.

Các bước cài đặt wordpress trên localhost dùng Xampp

Sau khi cài đặt localhost, chúng ta tiếp tục cài đặt wordpress trên localhost đã cài đặt. Hướng dẫn chi tiết tại link này đây.

Vậy là cơ bản chúng ta đã cài đặt xong phần wordpress. Vì vậy, chúng ta sẽ đăng nhập vào phần quản trị của wordpress để tìm hiểu về màn hình thông tin (Dasboard) và các thanh công cụ của nó.

Màn hình Dashboard và thiết lập các thông số cho web.

Phần quản trị của wordpress trên localhost hay trên host đều như nhau. Do vậy, trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn thực tế trên host của  Hostinger .

Đối với localhost đường dẫn đăng nhập là localhost/wp-admin còn trên host thật đường dẫn đăng nhập là domain (tên miền)/wp-admin.

Sau khi đăng nhập thành công chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình như bên dưới

Dashboard WP

 

1. Dashboard (Bảng tin) Màn hình chào mừng và tính năng mới (Welcome Message & Feature Pointers)

Khi đăng nhập vào phần quản trị website màn hình đầu tiên bạn sẽ thấy đó chính là màn hình chào mừng “Welcome Panel” màn hình này sẽ hiển thị tóm tắt một số công việc chung, thường thao tác với WordPress.

Đồng thời thông tin một số nội dung quan trọng liên quan đến website như lịch sử các hoạt động gần nhất, số lượng bài viết, số lượng comment và thông tin mới nhất từ cộng đồng WordPress… Bạn có thể thêm hoặc bớt các thành phần hiển thị trên trang này thông qua chức năng “Screen Options”

Feature Pointers là một tính năng hay của WordPress đưa cho chúng ta lướt nhanh và tìm hiểu nhanh một số thành phần của WordPress.

2. Thanh Toolbar

Thanh ToolBar giúp chúng ta thực hiện một số thao tác trong quá trình quản trị website được nhanh chóng, dễ dàng hơn.

3. Menu chính trong trang quản trị:

Menu chính trong phần quản trị WordPress nằm phía bên tay trái màn hình, nơi đây chứa các liên kết để bạn thiết lập mọi hoạt động của wesbite như thêm giao diện, thêm chức năng, viết bài và nhiều cấu hình thông số khác.

Tuỳ thuộc vào tài khoản đăng nhập thì vùng menu này có thể khác nhau, ít hoặc nhiều chức năng theo phân quyền quản trị cho tài khoản đăng nhập.

Gợi ý: để tiết kiệm không gian màn hình, bạn có thể nhấp vào nút “menu Collapse” bên dưới menu chính, muốn trở về trạng thái ban đầu bạn có thể nhấp lần nữa để khôi phục lại.

4. Screen Options & Help menus

Xuyên suốt tất cả các trang của phần quản trị website, ở góc trên bên phải của mỗi trang đều có mục menu “Screen Options” và menu “Help”. Hai menu này sẽ có các chuyên mục con khác nhau tuỳ thuộc vào trang mà bạn làm việc trên đó.

Ví dụ trang màn hình chính Dashboard có “Screen Options” khác với trang viết bài Post. “Screen Options” cho phép chúng ta tuỳ biến nội dung được hiển thị trên trang.

Menu “Help” cung cấp cho bạn tài liệu hướng dẫn và các liên kết hữu ích để bạn làm việc với WordPress, ứng với mỗi trang chức năng sẽ có các hướng dẫn tương ứng cho bạn.

Làm quen với hai tính năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình tìm hiểu và làm chủ WordPress. Đối với menu “Screen Options” các thiết lập mặc định là đủ cho bạn sử dụng và quản lý WordPress.

Tuy nhiên một số trường hợp bạn cũng cần tuỳ biến nâng cao để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của bạn, ví dụ bạn muốn thay đổi tên tác giả của bài viết thì bạn cần phải tuỳ chỉnh tại mục này.

5. Làm quen một số chức năng đầu tiên của WordPress

Viết một bài viết

Viết bình luận bài viết

Nhúng video hoặc audio vào bài viết

Trang: Thêm/xóa trang

Giao diện: Tùy biến giao diện

Tuỳ biến Sidebar (Customize widgets)

Tùy biến Menu

Tùy biến nền của website

Plugin: Thêm, xóa, active, deactive plugin

6. Users (Thành viên)

Authors and Users: Danh sách người quản trị và người đăng ký account tại website của bạn.

Thêm mới user

Hồ sơ: Thay đổi hồ sơ cá nhân của bạn.

7. Cài đặt:

General: Các tùy chọn chung nhất về tên blog, tagline, ngày tháng…

Viết: Tùy chọn về cách thức bạn viết một bài đăng.

Đọc: Tùy chọn về cách thức người khác đọc bài viết của bạn.

Thảo luận: Tùy chọn về cách thức mọi người thảo luận trong bài viết của bạn.

Riêng tư: Tùy chọn về độ bí mật của bài viết.

Đường dẫn tĩnh: Tùy chọn đường dẫn của bài viết.

8. Thiết lập các thông số cho web

Để làm theo các bước hướng dẫn dưới đây, các bạn phải cài đặt giao diên tiếng Việt trước

Vào Menu → Setting → Genneral → Chọn tiếng Việt → Save

Cài đặt tiếng việt WP

Vào Menu → Cài đặt → Tổng quan → Đặt tên cho website → Đặt khẩu hiệu (nếu có) → Địa chỉ WordPress → Địa chỉ trang web → Email → Chọn múi giờ → Định dạng ngày → Lưu.

Thiết lập thông số cho web

Kết

Với các bước hướng dẫn trên đây, các bạn có thể tự cài đặt cơ bản website wordpress của mình. Chúc các bạn thành công và đừng quên để lại thắc mắc dưới phần bình luận nhé.

Bài kế tiếp chúng ta học cài đặt giao diện (Themes) và các tiện ích bổ sung (Plugin).